Ai cũng có một thời áo trắng chẳng dễ phôi pha, vậy mà thật khó khăn khi cầm bút để viết về những ngày ấy. Một chút xốn xang, một chút bồi hồi, những nuối tiếc khi chợt nhận ra bóng thời gian trôi nhanh mà vẫn còn đó những chuyện chưa kịp nói, những điều còn dang dở…
Với tôi, ba năm học tại ngôi trường Lý Tự Trọng luôn đọng lại trong tâm những cảm xúc thật đặc biệt. Lứa học trò 1975-1978 chúng tôi là khóa đầu tiên học trọn vẹn ba năm liên tục tại trường ngay khi trường được hình thành từ trường Nam Trung học Võ Tánh sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Là một học sinh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, học hết lớp 8 (hệ 10 năm) chuyển vào, tôi thật bỡ ngỡ với chương trình học phân ban hệ 12 năm, càng thêm bối rối bởi quá nhiều chất giọng quanh mình, không thuần nhất như nơi tôi đã từng học… Nhìn các bạn thấy ai cũng ngỡ ngàng như mình, đất nước chuyển mình quá nhanh khiến tâm hồn thơ dại của chúng tôi chưa thể hiểu và cảm nhận. Rồi mọi thứ qua mau, chúng tôi tập trung vào việc học dưới sự chỉ dạy của thầy cô. Khó có thể kể hết những gian nan, vất vả mà lứa học sinh chúng tôi đã trải qua thời đó.
Với tôi, ba năm học tại ngôi trường Lý Tự Trọng luôn đọng lại trong tâm những cảm xúc thật đặc biệt. Lứa học trò 1975-1978 chúng tôi là khóa đầu tiên học trọn vẹn ba năm liên tục tại trường ngay khi trường được hình thành từ trường Nam Trung học Võ Tánh sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Là một học sinh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, học hết lớp 8 (hệ 10 năm) chuyển vào, tôi thật bỡ ngỡ với chương trình học phân ban hệ 12 năm, càng thêm bối rối bởi quá nhiều chất giọng quanh mình, không thuần nhất như nơi tôi đã từng học… Nhìn các bạn thấy ai cũng ngỡ ngàng như mình, đất nước chuyển mình quá nhanh khiến tâm hồn thơ dại của chúng tôi chưa thể hiểu và cảm nhận. Rồi mọi thứ qua mau, chúng tôi tập trung vào việc học dưới sự chỉ dạy của thầy cô. Khó có thể kể hết những gian nan, vất vả mà lứa học sinh chúng tôi đã trải qua thời đó.
Cuộc sống bộn bề khó khăn, cơm không đủ no, áo không đủ mặc, không ít bạn phải đạp xích lô đến tận nửa đêm kiếm tiền phụ giúp gia đình, mua bút vở; nhiều bạn đến lớp với cái bụng lép kẹp dù là học sáng hay chiều. Mỗi lớp chỉ được phát vài ba bộ sách giáo khoa; đồ dùng, phương tiện phục vụ dạy và học nghèo nàn, thiếu thốn… Song bù lại, chúng tôi đã có các thầy cô giáo thực sự tâm huyết với sự nghiệp trồng người, hết lòng vì học sinh thân yêu. Từng bài giảng trên lớp được các thầy cô thổi hồn, trở nên sinh động, hấp dẫn đối với chúng tôi. Lo lắng cho học trò không ghi chép đủ bài trong hoàn cảnh cả lớp chung nhau vài bộ sách giáo khoa, thầy cô chia nhau đến từng nhà, hướng dẫn từng nhóm học bài, giúp chúng tôi nắm vững kiến thức chuẩn bị vào đời. Nghiêm khắc mà bao dung, thầy cô dõi theo từng bước chân chúng tôi, kịp thời đỡ đần mỗi khi chúng tôi lỡ gây chuyện dại dột “nhất quỷ, nhì ma…”, cho dù những chuyện đó xảy ra trong giờ lên lớp, ở trường, ngoài đường hay ngay cả ở nhà học trò. Đồng lương không đủ sống, hầu hết các thầy cô phải đi làm thêm, thu nhập chẳng bao nhiêu nhưng vẫn san sẻ những đồng tiền ít ỏi để các trò, đứa thay manh áo đã sờn rách, đứa có thêm tiền trả góp cho chủ xích lô mỗi khi đêm trước bị ế khách hay bớt phần tiêu chuẩn nhỏ nhoi cho nặng thêm túi quà trò đi thăm cha đang học cải tạo tập trung… Không thể kế hết những gì thầy cô đã làm cho chúng tôi ngày ấy. Còn chúng tôi, với tâm hồn thơ dại, đã hấp thụ như thể đó là những điều giản dị, bình thường nhất trên đời và chỉ đến khi đã bôn ba qua nhiều nẻo đường, tự tận đáy lòng chúng tôi chợt nhận ra thầy cô đã cho chúng tôi muôn điều lớn lao, quý giá.
Ngày 18/5/2008, khóa học sinh 1975-1978 chúng tôi trở về trường sau 30 năm kể từ ngày tốt nghiệp phổ thông trung học. Có lẽ hiếm có cuộc gặp mặt nào để lại ấn tượng sâu sắc, dạt dào cảm xúc như ngày hội ngộ của chúng tôi. Mừng lắm khi gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè. Mừng được ngắm nhìn thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Châm, thầy Hiệu phó Nguyễn Viết Cảnh cùng các thầy cô giáo đã từng giảng dạy chúng tôi, trang nghiêm ngồi trên dãy ghế dành cho giáo viên như những buổi sinh hoạt toàn trường ngày nào. Các thầy cô giáo tuy tuổi đã cao nhưng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, đầy tâm huyết và trách nhiệm qua từng lời hỏi thăm, động viên những đứa học trò năm xưa. Mừng khi biết bạn bè có được cuộc sống ổn định và thành đạt – với chúng tôi, thành đạt có nghĩa là bạn đã làm được điều bạn mong muốn, để cuộc sống thực sự có ý nghĩa, mang lại niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Thầy trò cùng bồi hồi nhắc lại những chuyện đã qua, xúc động thầm thắp nén hương lòng cho các thầy Lê Đình Dũng, Nguyễn Thể, Nguyễn Bình Thuận, Trần Quốc Triền, thầy Hoàng Thuyên và các học trò đã ra đi mãi mãi. Riêng chúng tôi, tất cả đều chung lòng tri ân các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt chúng tôi qua từng nấc thang, nuôi dưỡng ước mơ, xây đắp niềm tin và nghị lực vượt qua khó khăn để vững bước vào đời.
Năm 2010, trường Võ Tánh – Lý Tự Trọng tròn 60 năm tuổi. Một chặng đường dài đã trôi qua, nhiều thế hệ thầy và trò đã từng giảng dạy và học tập, viết nên tên tuổi của một ngôi trường nổi tiếng trong lòng thành phố biển xinh đẹp Nha Trang. Ngôi trường vẫn là thế nhưng khác với chúng tôi ngày trước, lứa học trò ngày nay có đủ thứ để học, để chơi, để phân tích và lựa chọn. Dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi mong rằng các em vẫn có được một thời học trò trong sáng, ngây thơ, say mê học tập mà vẫn có thời gian cho bạn bè, những niềm vui nỗi buồn thời áo trắng; còn các thầy cô chẳng phải lo toan, tính toán phân chia thời gian giữa những giờ giảng chính khóa và những giờ dạy thêm, để tình thầy trò mãi sâu lắng qua từng cung bậc thời gian, trở thành bến đậu bình yên trong tâm hồn mỗi con người.
Ngày 18/5/2008, khóa học sinh 1975-1978 chúng tôi trở về trường sau 30 năm kể từ ngày tốt nghiệp phổ thông trung học. Có lẽ hiếm có cuộc gặp mặt nào để lại ấn tượng sâu sắc, dạt dào cảm xúc như ngày hội ngộ của chúng tôi. Mừng lắm khi gặp lại đông đủ thầy cô, bạn bè. Mừng được ngắm nhìn thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Châm, thầy Hiệu phó Nguyễn Viết Cảnh cùng các thầy cô giáo đã từng giảng dạy chúng tôi, trang nghiêm ngồi trên dãy ghế dành cho giáo viên như những buổi sinh hoạt toàn trường ngày nào. Các thầy cô giáo tuy tuổi đã cao nhưng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn, đầy tâm huyết và trách nhiệm qua từng lời hỏi thăm, động viên những đứa học trò năm xưa. Mừng khi biết bạn bè có được cuộc sống ổn định và thành đạt – với chúng tôi, thành đạt có nghĩa là bạn đã làm được điều bạn mong muốn, để cuộc sống thực sự có ý nghĩa, mang lại niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn. Thầy trò cùng bồi hồi nhắc lại những chuyện đã qua, xúc động thầm thắp nén hương lòng cho các thầy Lê Đình Dũng, Nguyễn Thể, Nguyễn Bình Thuận, Trần Quốc Triền, thầy Hoàng Thuyên và các học trò đã ra đi mãi mãi. Riêng chúng tôi, tất cả đều chung lòng tri ân các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt chúng tôi qua từng nấc thang, nuôi dưỡng ước mơ, xây đắp niềm tin và nghị lực vượt qua khó khăn để vững bước vào đời.
Năm 2010, trường Võ Tánh – Lý Tự Trọng tròn 60 năm tuổi. Một chặng đường dài đã trôi qua, nhiều thế hệ thầy và trò đã từng giảng dạy và học tập, viết nên tên tuổi của một ngôi trường nổi tiếng trong lòng thành phố biển xinh đẹp Nha Trang. Ngôi trường vẫn là thế nhưng khác với chúng tôi ngày trước, lứa học trò ngày nay có đủ thứ để học, để chơi, để phân tích và lựa chọn. Dù thế nào đi chăng nữa, chúng tôi mong rằng các em vẫn có được một thời học trò trong sáng, ngây thơ, say mê học tập mà vẫn có thời gian cho bạn bè, những niềm vui nỗi buồn thời áo trắng; còn các thầy cô chẳng phải lo toan, tính toán phân chia thời gian giữa những giờ giảng chính khóa và những giờ dạy thêm, để tình thầy trò mãi sâu lắng qua từng cung bậc thời gian, trở thành bến đậu bình yên trong tâm hồn mỗi con người.
Nha Trang, xuân 2010
Nguyễn Thị Tường Anh
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt
(Cựu học sinh 10-12C4 niên khóa 1975-1978)
Nguyễn Thị Tường Anh
Tổng Giám đốc Tổng công ty Khánh Việt
(Cựu học sinh 10-12C4 niên khóa 1975-1978)
No comments:
Post a Comment
Các bạn có thể chọn mục OpenID và nhập tên mình vào rồi bắt đầu bình luận